Sáng ngày 30/09/2022, Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Phát triển tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tiêu chí và chính sách liên quan đến mô hình giảm thải KNK trong đô thị trung hòa Các-bon tại Việt Nam” thuộc đề tài “Nghiên cứu mô hình đô thị trung hòa các-bon: đánh giá thí điểm cho 02 đô thị ở Việt Nam” (cấp Bộ Xây dựng 2021-2022).
Kết hợp giữa hình thức offline và online, hội thảo vinh dự đón tiếp các chuyên gia đến từ Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh; Ban Đại diện phía Nam Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam; Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC); Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ; các chuyên gia ở các điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ; cùng với sự tham dự của các thầy cô Trường Đại Học Văn Lang.
Hội thảo được trình bày bởi 5 tham luận:





Trung hòa các-bon nghĩa là khi lượng khí CO2 thải ra sẽ được trung hoà bằng cách giảm hoặc cùng hấp thụ lượng khí CO2 như vậy ở nơi khác. Với lượng phát thải KNK (khí nhà kính) ở mức cao tại các thành phố như hiện nay, đô thị trung hòa các-bon là mục tiêu xu hướng trong thời gian sắp tới không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia đặt vấn đề, bàn luận về mô hình và giải pháp đô thị trung hòa các-bon, cũng là cơ hội cho dự án nghiên cứu đô thị trung hòa các-bon có thể tham vấn các chuyên gia hàng đầu trong việc nghiên cứu.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã cùng nhau bàn luận về các mô hình đô thị và giải pháp trung hòa các-bon của TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng, nghiên cứu đô thị sinh thái và xu hướng phát triển sinh thái các-bon thấp tại TP. Hồ Chí Minh và lộ trình giảm phát thải các-bon trong lĩnh vực xây dựng.
Một số hình ảnh của hội thảo
Tin: Xuân Trang & QVS,
Ảnh: Phương Lee