HỘI THẢO “LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT ĐÔ THỊ ĐÁNG SỐNG?”

Sáng ngày 02/02/2023, tại Trường Đại học Văn Lang phối hợp với chuyên gia/nhà nghiên cứu TS. Nguyễn Đức Hiệp thuộc Sở Kế hoạch và Môi trường bang New South Wales (Úc) tổ chức hội thảo “Làm thế nào để thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đáng sống?”. Đến dự có Ban lãnh đạo Nhà trường, Trưởng các Khoa/Viện cùng Quý Thầy/Cô là giảng viên, nghiên cứu viên của Trường.
Với bề dày kinh nghiệm nghiên cứu đa dạng các lĩnh vực xoay quanh vấn đề ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, di sản văn hóa và lịch sử Sài Gòn, TS. Nguyễn Đức Hiệp đã chia sẻ cùng các thầy cô Trường Đại học Văn Lang nhiều nội dung quan trọng về các tiêu chí để đánh giá một “thành phố hạnh phúc”, trên thế giới nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
Sự kiện là một trong những cơ hội trao đổi kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho giảng viên, nghiên cứu viên Nhà Trường, góp phần mang cộng đồng Văn Lang đến gần hơn với môi trường học thuật quốc tế, kết nối cùng nhiều nhà khoa học uy tín, từ đó khơi mở nhiều định hướng nghiên cứu sáng tạo. Những trao đổi sôi nổi tại hội thảo là nguồn cảm hứng và động lực cho cộng đồng Văn Lang phát triển, tiếp bước trên hành trình trở thành trường đại học Việt Nam chuẩn quốc tế, định hướng nghiên cứu, mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.
—————
🔹 TS. Nguyễn Đức Hiệp tốt nghiệp cử nhân ngành Điện năm 1978 Đại học Tây Úc (Western Australia) và Tiến sĩ năm 1987 Đại học Sydney. HIện nay, Tiến sĩ là nhà khoa học cấp cao thuộc Sở Kế hoạch và Môi trường bang New South Wales (Úc) và là một trong các biên tập cho Tạp chí khoa học Environment Monitoring and Assessment.
🔹 Những năm gần đây, TS. Nguyễn Đức Hiệp đã công bố 53 bài báo ISI và xuất bản các sách về di sản, xã hội, kinh tế và lịch sử vùng Sài Gòn – Chợ Lớn và Nam Bộ. Trong đó nổi bậc có các cuốn sách “Sài Gòn – Chợ Lớn Ký ức đô thị và con người”, “Lịch sử công nghiệp và doanh nghiệp ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Từ Giữa Thế Kỷ 19 Đến Năm 1945”, “Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn – Chợ Lớn xưa và nay” (cùng viết với Tim Doling và Võ Chi Mai”), “Nghệ thuật sân khấu: Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 đến 1945”,…
Một số hình ảnh tại hội thảo:
PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu phát biểu khai mạc
Toàn cảnh hội thảo
TS. Ngô Minh Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa và Phát triển (INCHES), tổng kết ý kiến kết thúc hội thảo
TH: QVS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *